Những "người cha" vĩ đại của tự nhiên
Cá ngựa đực có thể... đẻ trứng, chim cánh cụt bố cho con bú sữa nhưng sư tử đực lại vô tâm và gấu xám Bắc Mỹ lại sẵn sàng giết chết đứa con của mình...
Đây là hình ảnh con cú sừng lớn đực ở Bắc và Nam Mỹ. Những con cú đực là những bạn đời và là người cha vô cùng tận tụy. Vào cuối đông, khi cú mẹ ấp đàn gồm hai hoặc ba trứng trong tổ, thì con cú đực sẽ đi kiếm thức ăn cho cả hai.
Thức ăn của chúng thường là chuột, sóc. Sau khi trứng nở, công việc của con cú đực lại càng nặng hơn, khi nó phải nuôi thêm hai ba miệng ăn.
Có thể nói, chim hồng hạc đực là người chồng chu đáo và là người cha tận tụy. Chim hồng hạc sống thành từng bầy lớn, có thể lên tới hàng trăm ngàn, nhưng chúng rất chung thủy.
Con đực sẽ dẫn “vợ” đi tìm nơi làm tổ, và sau đó sẽ hỗ trợ việc xây tổ. Khi có “em bé”, cả con đực và con cái sẽ thay phiên nhau ấp quả trứng duy nhất, chia sẻ nhiệm vụ nuôi nấng đứa con thân yêu.
Người cha thứ ba được nhắc đến đó chính là cáo đỏ. Chúng là những người cha thật chu đáo, kiên nhẫn, luôn chơi đùa với những đứa con của mình. Khi con còn nhỏ, bố cáo đỏ luôn đi kiếm thức ăn cho đàn con và dạy cho chúng cách săn mồi.
Về lý thuyết, những con cáo con sau ba tháng được chăm bẵm sẽ phải tự mình kiếm sống, nhưng người cha của chúng sẽ luôn đi theo và giúp chúng kiếm ăn. Cáo bố sẽ giấu thức ăn ở những nơi gần con để chúng luôn được no nê.
Đây là con đà điểu ba ngón, loài chim lớn không biết bay đến từ Nam Mỹ, có quan hệ họ hàng với loài đà điểu châu Phi. Tuy là một loài rất “ham chơi”, nhưng không ai có thể nói con đà điểu đực là một ông bố vô tâm.
Đến mùa giao phối, con đực sẽ làm tổ rồi mời “bầy đàn thê tử” lên tới 15 con cái đến để đẻ trứng. Những con cái sau khi đẻ sẽ bỏ đi tìm kiếm bạn tình khác. Con đực sẽ không rời tổ trong khoảng 6 tuần để ấp trứng. Sau khi trứng nở, bố đà điểu càng tích cực chăm sóc con hơn. Nó bảo vệ sự an toàn của con một cách tuyệt đối, ngay cả một con đà điểu cái muốn lại gần cũng không được! Cẩn thận đến thế là cùng!
Cá ngựa là loài động vật sống ở vùng nhiệt đới, ôn đới ven biển trên toàn thế giới. Cá ngựa đực không bao giờ chơi hay dạy dỗ con của mình, nhưng nó vẫn được liệt kê vào danh sách những ông bố tận tụy vì con.
Vì sao vậy? Lý do là cá ngựa là một trong những loài động vật duy nhất trên Trái đất có khả năng…”đẻ”. Cá đực được “trang bị” một chiếc túi trên bụng, hoặc ở phía trước, hoặc bên cạnh. Khi giao phối, con cái sẽ đặt trứng vào những chiếc túi đó, và sẽ thụ tinh trong đó. Cá ngựa đực mang trứng trong túi đến khi nở thì thả con mình đi.
Ngược lại với lẽ thường, việc nuôi dạy và chăm sóc con ở loài chim cánh cụt vua, loài sinh vật chỉ sống ở Nam Cực, thuộc hoàn toàn về con đực. Vào mùa đông, con cái làm một nhiệm vụ đẻ trứng, rồi sau đó nhanh chóng bỏ đi kiếm ăn nơi khác. Mọi công việc còn lại sẽ đổ hết lên đôi vai của người đàn ông này, chính xác là “đôi chân”.
Con đực sẽ bảo vệ trứng bằng cách đặt chúng lên đôi chân, bao phủ chúng bằng túi ấp ấm áp của mình. Trong vòng hai tháng ấp trứng, con đực sẽ không ăn gì và chỉ trông chờ vào sự “hảo tâm” của những con khác trên vùng Nam Cực. Đặc biệt, khi trứng nở thành cánh cụt con, nó sẽ được nuôi dưỡng bằng sữa tiết ra từ tuyến trong thực quản của người cha. Khi con cái trở về mang theo rất nhiều thức ăn cho đàn con, con đực sẽ là người kiếm ăn cho cả gia đình.
Đây là hình ảnh con ếch Oreophryne ở Papua, New Guinea, đang ôm lấy bọc trứng của mình. Hàng đêm, con đực đều bảo vệ sự an toàn và giữ độ ẩm cho "bọc con" như thế này.
Tuy nhiên có những "ông bố" vô tâm vô cùng!
Tự cho mình cái quyền được nhàn nhã, sư tử đực sẽ sẵn sàng nằm nghỉ ngơi trong bóng râm, và bỏ mặc “vợ con” của mình cho dù họ đang gặp nguy hiểm. Nếu con cái, và con con bị giết thì chúng sẽ là kẻ đầu tiên được ăn thịt, đôi khi còn để lại dấu hiệu trên xác như biểu thị một sự tự hào lắm. Chỉ khi gia đình thực sự bị đe dọa, thì bản năng làm cha của sư tử đực mới trỗi dậy.
Tiếp tục là một người cha tồi! Gấu xám Bắc Mỹ sẽ không nuôi dạy con cái dù chỉ một ngày. Nhưng điều tồi tệ hơn nữa đó chính là gấu đực có thể giết ngay bất kì đứa con nào của mình nếu chúng xuất hiện trong tầm nhìn như thể gấu con không phải con đẻ của nó. Cho đến nay, thì con người cũng chưa thể lý giải được hành vi dã man này của loài gấu xám Bắc Mỹ.
Không phải những loài thú to xác đều là những kẻ tàn bạo với chính đứa con của mình. Loài khỉ đột lớn Silverback (Khỉ lưng bạc) là một người cha không quá khó tính.
Con đực là người lãnh đạo một gia đình lớn, nhiều nhất là 30 thành viên, đi kiếm lương thực, giải quyết mọi mâu thuẫn nội bộ, và đấu tranh để bảo vệ gia đình trước sự tấn công từ bên ngoài. Nhưng loài khỉ này cũng rất “nóng tính” nếu đứa con nhỏ là một đứa cứng đầu hay chúng có biểu hiện muốn thay thế vị trí thống trị của cha