Cục bông di động
[You must be registered and logged in to see this link.]
Mùa đông tại các nước xứ lạnh đem tới những giây phút thật dễ thương của các loài động vật.
Nhìn y hệt một cục bông trắng muốt! Loài thỏ rừng sống tại vùng Bắc Cực đã có những thay đổi để thích nghi với thời tiết lạnh giá đặc biệt. Tai của chúng ngắn hơn và dày hơn thỏ bình thường để tránh thoát nhiệt. Ngoài ra chúng cũng có lớp mỡ dày để chống lại cái rét.
Bộ lông trắng dày của con cáo Bắc Cực vừa giúp nó giữ ấm giữa tiết đông vừa giúp ngụy trang trong điều kiện băng tuyết. Chúng sống trong các hang được đào ở sườn đồi, bờ sông hoặc các vách đứng. Các hang này đều có nhiều lối vào để đề phòng kẻ địch. Khi mùa đông tới, cáo Bắc Cực có thể đào hang thẳng vào các khối tuyết dày.
Con hải cẩu Bắc Cực non đang nằm nghỉ trên một phiến băng. Mẹ nó có thể nhận ra con giữa hàng trăm bạn đồng lứa khác nhờ vào mùi cơ thể. Loài hải cẩu này không thích ở trên mặt đất mà thường bơi lội dưới biển sâu. Chúng là loài rất gắn bó với nhau và mỗi khi ở cùng nhau thì thường rất ồn ào.
Loài thỏ tai bông này có mặt ở khắp nơi từ Bắc tới Nam Mỹ, thậm chí chúng còn sinh sống ở các sa mạc. Khi mùa đông tới, chúng tích một lớp mỡ dày để chống rét bên cạnh “vũ khí” quen thuộc là bộ lông ấm áp.
Xin chào! Tên tớ là "Giày tuyết" Con thỏ rừng này có cái tên “giày tuyết” có các bàn chân rất lớn và bộ áo mùa đông trắng như tuyết. Các bàn chân lớn giúp thỏ không bị lún khi đi trên tuyết xốp và lớp lông trắng dày ở chân bảo vệ chúng khỏi nguy cơ bị thoát nhiệt. Tuy vậy, vào mùa hè, lông của chúng chuyển sang màu nâu và quá trình chuyển màu như vậy mất khoảng 10 tuần.
Lũ bò xạ sống ở các lãnh nguyên Bắc Cực qua được mùa đông lạnh giá nhờ vào lớp lông rất dày, không khác gì một lớp thảm cách nhiệt. Bộ lông này có những sợi dài tới sát mặt đất. Bình thường, bò xạ sống ở các nơi ẩm ướt nhưng khi đông về, chúng di chuyển lên các vị trí cao hơn để tránh tuyết dày.
Trong số 8 loài hổ chính còn sót lại, hổ Siberia là loài lớn nhất. Hiện tại có khoảng 400 – 500 con sống trong tự nhiên và người ta đang tìm cách gia tăng số lượng này bằng việc thả các con hổ sinh ra trong khu bảo tồn – vườn thú về với thiên nhiên. Bộ lông của hổ Siberia thay đổi theo mùa, chúng trở nên mềm mại, dày và dài hơn khi tuyết bắt đầu rơi để giúp giữ ấm tốt hơn.
Loài dê sừng lớn này có tập quán khá đặc biệt. Các con đực và các con cái sống tách biệt nhau và chỉ gặp gỡ vào mùa thu để kết đôi. Khi mùa đông tới, chúng cùng nhau tìm các cây bụi nhỏ để ăn vì lúc này cỏ trở nên rất hiếm. Dê sừng lớn, giống như các đồng loại khác, có thể leo lên các vách đá rất cheo leo để tìm liếm các khoáng chất hoặc trốn các con vật săn mồi.
Mái chèo của chim cánh cụt vua rất lớn, cho phép chúng bơi lặn dễ dàng dưới biển sâu. Khi ở trên đất liền, chúng thường đi lạch bạch rất tức cười. Mỗi khi muốn di chuyển nhanh, lũ chim cánh cụt sẽ trượt trên mặt băng, dán bụng xuống và dùng hai mái chèo quạt thật lực. Chim cánh cụt vua có 4 lớp lông, lớp ngoài có thể tiết ra dầu để chống thấm còn lớp trong cách nhiệt cực tốt. Nhờ vậy, chúng thoải mái bơi lội giữa các vùng biển băng giá.
Chim cánh cụt hoàng đế là loài lớn nhất của lũ “chim không cánh” này. Chúng có thể cao tới 1,2m và có vẻ bề ngoài khá oai vệ. Chúng sinh sống tại những khu vực lạnh giá nhất với nhiệt độ tối thiểu có khi chỉ đạt mức -40 độ C. Vì thế, chim cánh cụt hoàng đế có bộ lông với mật độ dày nhất trong tất cả các loài chim và lớp mỡ đôi khi lên tới 3cm. Chúng chẳng e ngại bất cứ cái giá lạnh nào.