Động Vật Trong Suốt
Chính vì bề ngoài trong suốt nên rất ít khi chúng bị phát hiện, nhưng khi đã "chộp" được chúng, bạn sẽ bị cuốn hút cho mà xem!
Ếch thủy tinh
Phân bố nhiều nhất ở Venezuela,
[You must be registered and logged in to see this link.] ưa sống trong vùng rừng mây ở Trung và Nam Mỹ. Phần da dưới bụng của ếch thủy tinh trong suốt hoàn toàn vì thế nên các bộ phận nội tạng như tim, gan, hệ thống tiêu hóa đều có thể thấy rõ mồn một từ bên ngoài.
Loài ếch này thường sống về đêm, còn ban ngày chúng ngụy trang ở mặt dưới của lá.
Cá "mắt thùng" cực lạ
Đây là loài cá “mắt thùng” sống ở tận đại dương sâu thẳm, có tên khoa học là Macropinna microstoma. Chúng có phần đầu trong suốt và cặp mắt hình ống. Kể từ khi được phát hiện năm 1939, các nhà sinh vật học đã biết mắt của chúng rất giỏi hấp thu ánh sáng. Nhưng với đôi mắt hình ống, cá mắt thùng chỉ nhìn thấy những gì ở bên trên đầu nó.
Mắt của chúng là hai "cục" màu xanh ở trên đầu ý nhé
Các nhà khoa học mới phát hiện ra rằng, đôi mắt của cá mắt thùng có thể xoay được, cho phép chúng nhìn thẳng về phía trước hoặc nhìn lên trên thông qua cái đầu trong suốt.
Hai cái lỗ nhỏ ở phía trên miệng của cá mắt thùng không phải là mắt đâu nhé, đó chính là cơ quan khứu giác của chúng đấy, tương tự như bộ phận mũi ở con người ý!
Bướm có cánh trong suốt
Xuất hiện ở vùng Trung Mỹ, từ Mexico cho đến Panama, loài bướm “cánh thủy tinh” có màng nối giữa các gân cánh trong suốt y hệt như thủy tinh vậy.
Mực “tàng hình”
Xuất hiện ở các vùng biển phía nam bán cầu, Mực “tàng hình” (tên khoa học là Teuthowenia pellucida) có khả năng cuộn tròn lại và lăn lông lốc giống như nhím biển vậy. Đây là món ăn khoái khẩu của các loài động vật ở tầng nước sâu như cá mập hay cá voi.
Cá ngựa vằn đặc biệt
Con cá ngựa vằn này được các nhà “thiết kế” riêng nhờ các phương pháp lai tạo gen vào năm 2008. Loại cá ngựa vằn trong suốt này được phục vụ cho mục đích nghiên cứu quá trình lây lan của các loại bệnh trong cơ thể sống.
Cá vây gai Nam Cực
Loài cá này thường sống ở những vùng nước lạnh xung quanh Nam Cực và phía nam Nam Mỹ, cũng hay được gọi là cá sấu gai, có thức ăn chủ yếu là các loài nhuyễn thể và các loài cá nhỏ khác. Máu của cá vây gai trong suốt không có thành phần hemoglobin hay các tế nào hồng cầu bị rơi vào trạng thái “vô dụng”. Sự trao đổi chất của chúng dựa vào khí oxy phân hủy trong máu lỏng, thứ được hấp thu qua ngay chính bộ da trong suốt của chúng. Ở môi trường nước lạnh khủng khiếp, nước có thể làm hòa tan phần lớn oxy.
Loài giáp xác cực “ngầu”
Được tìm thấy trong một cuộc thám hiểm dưới vùng biển sâu thuộc bắc Đại Tây Dương. Chúng có hình dáng na ná như loài tôm, mỗi tội là cả thân hình trong suốt đến mức khó tin mà thôi. Các nhà khoa học cho biết, trong môi trường tối tăm dưới đáy biển sâu, động vật có những hình dáng kì lạ và cơ thể trong suốt để ngụy trang trong tối tăm đấy!
Salp
Con Salp (động vật có túi bao), được nhiều người coi là thành viên bậc thấp trong chuỗi thức ăn ở biển. Những con Salp có kích thước bằng ngón tay cái của người, bơi thành đàn có đến hàng tỷ con là thành viên.
Salp là động vật biển hình thùng, bán trong suốt, di chuyển trong nước bằng cách kéo nước ở đầu phía trước và đẩy nước ra phía sau như lực đẩy phản lực. Nước đi qua một màng nhầy làm sạch tất cả các vật liệu có thể ăn được.